Hỗ trợ tư vấn miễn phí về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021
Buổi tư vấn (miễn phí) sẽ diễn ra trực tiếp trong khuôn khổ Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021. (diễn ra từ ngày 13 – 14/05/2021, tại Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM, 79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM).
Doanh nghiệp Việt liên tục bị mất thương hiệu
Việc doanh nghiệp Việt bị mất thương hiệu do không tiến hành đăng ký bảo hộ sớm ở nước ngoài. Hay thậm chí cũng không đăng ký tại sân nhà Việt Nam không phải là chuyện hiếm. Và lịch sử đã có nhiều vụ nhãn hiệu Việt bị nước ngoài đăng ký trước mất.
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam. Đã bị P.T. Putra Stabat Industri (Công ty của Indonesia). Chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.
Năm 2010, nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd. tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Và hiện tại, nhãn hiệu gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký độc quyền. Dẫn đến nguy cơ bị mất thương hiệu. Và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo “ST25” này vào thị trường Mỹ.
Vấn đề của ST25.
Thực tế cho thấy. Chính tư duy “không cần vội”. Khiến chủ doanh nghiệp nảy sinh suy nghĩ không cần thiết phải bảo hộ thương hiệu. Do chưa chắc chắn liệu doanh nghiệp có phát triển lên được hay không.
Do đó, thường xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Sự việc xảy ra rồi mới đi theo kiện, tìm giải pháp xử lý, tốn công sức mà hoàn toàn bị động vì chưa biết kết quả sẽ ra sao. Họ không hiểu rằng khi doanh nghiệp phát triển mà thương hiệu bị đăng ký mất. Thì còn nhiều hệ lụy đi kèm ngoài chuyện tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.
Để gỡ khó về vấn đề sở hữu trí tuệ nêu trên, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) phối hợp cùng Công ty TNHH Citi & Partners triển khai dịch vụ tư vấn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm.
Các buổi tư vấn (miễn phí) sẽ diễn ra trực tiếp trong khuôn khổ Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021. (diễn ra từ ngày 13 – 14/05/2021, tại Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM, 79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM).
Hoạt động của Citi & Partners
Cụ thể, Công ty TNHH Citi & Partners sẽ tư vấn dịch vụ sở hữu trí tuệ, gồm một số hoạt động như: kiểm tra tình trạng đăng ký bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; tư vấn ký hợp đồng liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; đăng ký bản quyền logo, bản quyền bao bì; đăng ký nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ; gia hạn – sửa đổi văn bằng.
Thêm vào đó, Công ty TNHH Citi & Partners còn hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng quy trình nhượng quyền thương mại (Franchise) như: nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.
Mặt khác, đội ngũ thiết kế sáng tạo chuyện nghiệp của Công ty cũng giúp doanh nghiệp có những mẫu thiết kế đột phá. Truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng. Bằng một cách hiệu quả, tinh tế.
Từ đó tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng. Tăng tính nhận diện thương hiệu và có tính phân biệt với đối thủ cạnh tranh.
Đồng hành cùng các Startup
Đối với nhóm đối tượng là startup hoặc những người có ý định thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, Công ty TNHH Citi & Partners sẽ tư vấn xin các loại giấy phép tùy theo lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, hoặc tư vấn để đảm bảo đủ điều kiện được cấp phép, gia hạn giấy phép, đồng thời hỗ trợ thực hiện một số thủ tục có liên quan khác.
Quý cơ quan, doanh nghiệp quan tâm hoặc có nhu cầu được tư vấn vui lòng đăng ký tại đây trước ngày 12/05/2021.
Tư vấn của Công ty TNHH Citi & Partners về trường hợp gạo “ST25” không đủ điều kiện để bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
ST25 là tên của loại gạo – sản phẩm được thu hoạch và chế biến từ giống lúa ST25 (giống lúa có tên ST25 đã được cấp Bằng bảo hộ số 21.VN.2020.Theo Quyết định số 45/QĐ-TT-VPBH ngày 06/03/2020 của Cục trưởng Cục Trồng trọt; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ bằng bảo hộ là Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và tác giả giống lúa là các ông/bà Hồ Quang Cua; Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương).
St25 có thể bị từ chối bảo hộ
Vì lý do là tên gọi chung của một loại sản phẩm. Nên bất kỳ ai kinh doanh gạo này cũng đều phải sử dụng đúng tên gọi đó. Tại điểm b khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định. “Tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và không được đăng ký làm nhãn hiệu”.
Điều đó có nghĩa. Bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Cũng không được bảo hộ độc quyền riêng dấu hiệu “ST25” cho sản phẩm gạo. Như vậy đối với các đơn nhãn hiệu đã đăng ký, khi thẩm định đơn; thẩm định viên sẽ từ chối dấu hiệu “ST25”.
ST25 phải làm gì?
Theo quy định chung đối với nhãn hiệu, trong đó có Mỹ. Thì tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu. Áp dụng cụ thể “Gạo ST25” đang được gọi một cách thông dụng trên thị trường.
Do vậy, đối với nhãn hiệu số hai “ST25” do I&T Enterprise, Inc. Corporation đăng ký ngày 6/8/2020. Dấu hiệu “ST25” được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm gạo (đã được USPTO chấp nhận và sẽ được công bố vào ngày 4/5). Thì các tổ chức, cá nhân liên quan có quyền phản đối đơn đăng ký này.
“Vì ST25 là tên giống cây trồng và tên này không thể thuộc độc quyền của tổ chức; cá nhân nào”. Tuy nhiên, nếu trên một nhãn hiệu có “ST25” cùng với các dấu hiệu khác (ký hiệu, đường nét, hình khối, màu sắc…). Tạo thành một tổng thể (như nhãn đăng ký thứ tư “No.1 Vietnam ST25 rice the world’s best rice”). Thì chỉ dấu hiệu “ST25” bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ, các dấu hiệu còn lại vẫn có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ.
Lưu ý, quyền cấp cho chủ bằng bảo hộ số 21.VN.2020 chỉ có hiệu lực ở Việt Nam. Vì vậy khi phản đối, khiếu nại đối với các đơn đã được nộp ở Mỹ. Cần chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với gạo ST25 (giống lúa) trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như đưa sản phẩm ra thị trường, trong đó có Mỹ.
Quyền ưu tiên cho thương hiệu tại Mỹ
Pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Mỹ theo nguyên tắc First-to-use. Theo nguyên tắc này. Quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Chứ không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký. Thuật ngữ “sử dụng” ở đây là sử dụng thực tế trong thương mại (các hoạt động thương mại Liên bang hoặc trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với nước ngoài).
Đối với hàng hoá. Nếu nhãn hiệu chỉ được sử dụng ở nước ngoài mà không được sử dụng tại Hoa Kỳ hoặc chưa sử dụng trên thực tế. Thì chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền đòi quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình tại Hoa Kỳ.
Thực tế. Sản phẩm ST25 đã được lưu hành tại Hoa Kỳ. Trước với thời gian các đơn vị ở Mỹ nộp đơn đăng ký. Như vậy đây cũng là căn cứ quan trọng để phản đối cấp. Bên cạnh đó. Ông Cua cũng cần tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho gạo ST25. Có thể là đăng ký bảo hộ về quyền đối với giống lúa; về nhãn hiệu trên bao bì hàng hóa chứa sản phẩm gạo tại Mỹ.
Citi & Partners