tra-cuu-mien-phi

Trong quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ, Citi & Partners luôn luôn nói với khách hàng của chúng tôi rằng “Nhãn hiệu trước khi đăng ký cần phải tiến hành tra cứu trước”. Và Citi & Partners hỗ trợ TRA CỨU MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng, chứ không thu phí 600.000 đồng hay 50 USD đối với mỗi nhãn hiệu như một số đơn vị bảo hộ thương hiệu khác.

Việc tra nhãn hiệu này nhằm xác định khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Nhằm phát hiện ra nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ có trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã nộp đơn trước đó hay không, từ đó mới đánh giá và đưa ra Giải pháp tối ưu nhất đối với nhãn hiệu cần đăng ký. Điều này giúp doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi Nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vừa tiết kiệm được phí đăng ký nhiều lần, vừa đỡ mất thời gian chờ đợi thẩm định mà kết quả cuối cùng lại không được cấp văn bằng bảo hộ.

Trước khi phân tích sâu hơn về khái niệm GÂY NHẦM LẪN trên, chúng tôi đưa ra một ví dụ điển hình về khả năng tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác để các bạn có sự cảm nhận tổng quan:

tra-cuu-nhan-hieu
Thông báo Thẩm định nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu trường hợp cáo dấu hiệu “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với đơn đăng ký có ngày ưu tiên sớm hơn
nhan-hieu-gay-nham-lan
Nhãn hiệu đối chứng với nhãn hiệu có dấu hiệu gây nhầm lẫn: Cosyhome – Cosyhan
nhan-hieu-tuong-tu-den-muc-gay-nham-lan
Một nhãn hiệu đối chứng khác được xem là Nhãn hiệu gây nhầm lẫn,,Cosyhome – Cosy

Đối với Doanh nghiệp dịch vụ để có sự chặt chẽ và thống nhất, bài bản hơn trong hệ thống nhận diện thương hiệu thì nên thực hiện Tra cứu nhãn hiệu trước khi Đăng ký kinh doanh, như vậy sẽ đảm bảo được tên Thương mại (tên đăng ký trong Giấy phép kinh doanh) có thể trùng khớp với tên Nhãn hiệu.

Kinh doanh trong ngành dịch vụ thường chỉ có một hoặc hai Nhãn hiệu đại diện cho Doanh nghiệp dịch vụ chứ không phát triển nhiều Nhãn hiệu sản phẩm như Doanh nghiệp hoạt động sản xuất hàng hóa. Vì vậy, tên Thương mại trùng với tên Nhãn hiệu đối với Doanh nghiệp dịch vụ là hoàn toàn cần thiết.

Đối với Doanh nghiệp sản xuất, Tra cứu Nhãn hiệu có thể được thực hiện sau khi Đăng ký kinh doanh vì tên Thương mại và tên sản phẩm có thể không trùng nhau.

Và dù là Doanh nghiệp dịch vụ hay Doanh nghiệp sản xuất thì Tra cứu nhãn hiệu cũng cần phải đảm bảo thực hiện trước khi tiến hành Đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Bởi lẽ, một trong những điều kiện để Đơn đăng ký Nhãn hiệu được bảo hộ đó là “Nhãn hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với bất kỳ Nhãn hiệu nào đã được đăng ký hoặc đã được cấp văn bằng trước đó”.

Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận thấy khách hàng thường rất “cố chấp” khi nhận được kết quả tra cứu là “nhãn hiệu dự định đăng ký có dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được nộp đơn trước” và cần sửa đổi các dấu hiệu gây nhầm lẫn hoặc đặt lại tên nhãn hiệu hoàn toàn mới.

Quan điểm của khách hàng thường là:

Tại sao Anh search trên mạng không thấy nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn mà em tra cứu gửi anh?

Chị thấy tên miền này vẫn còn mua được mà, sao nhãn hiệu lại không đăng ký được?

Anh thấy tên này khác tên kia mà, sao mà gọi là gây nhầm lẫn?

Citi & Partners xin trả lời một số thắc mắc trên như sau:

1. Tên Miền khác với tên Nhãn hiệu

+Tên Miền không phải là cơ sở để đánh giá được nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không;

+Khi mua tên Miền, chỉ cần thêm/bớt một ký tự là đã có được một tên miền mới và có thể mua được; còn tên Nhãn hiệu thì việc thêm/bớt một ký tự vẫn không làm thay đổi sự khác biệt của nhãn hiệu gây nhầm lẫn.

2. Nhiều doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu, họ chỉ đăng ký và để nhãn hiệu ở dạng “dự phòng”

+Doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu nhưng không/chưa sử dụng đến;

+Doanh nghiệp đăng ký cả những nhãn hiệu tương tự hoặc có liên quan đến nhãn hiệu đã được bảo hộ (nhưng không sử dụng), mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu như vậy là nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Ví dụ: Ông chủ lớn McDonald đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “McDonald”, bên cạnh đó McDonald còn đăng ký các nhãn hiệu liên quan khác với tiền tố Mc và Mac như McFish, McToast, McRib,…, MacFish, MacRib,… cũng thuộc ngành sản xuất thức ăn nhanh, cửa hàng phục vụ ăn uống.

Những nhãn hiệu này được gọi chung là Nhãn hiệu liên kết (hay nhãn hiệu bao vây). Theo đó: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau » – Khoảng 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Chính vì vậy mà có những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, nhưng khi bạn tìm kiếm trên Google hoặc bất kỳ công cụ nào khác đều không thấy thông tin về nhãn hiệu sản phẩm đó.

3. « Anh thấy tên này khác với tên kia mà, sao mà gọi là gây nhầm lẫn?”

Để trả lời cho câu hỏi này thì trước hết bạn cần hiểu: Thế nào là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn?

“Nhãn hiệu Trùng”: có nghĩa là nhãn hiệu cần đăng ký đó có dấu hiệu và sản phẩm, dịch vụ giống y hệt với nhãn hiệu khác đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ trước.

“Tương tự đến mức gây nhầm lẫn”: khái niệm này không được định nghĩa rõ ràng trong văn bản pháp luật và không có một tiêu chuẩn đánh giá chung cho mọi trường hợp, mà cần xét vào tình hình thực tế của từng trường hợp nhãn hiệu cụ thể.

Với kinh nghiệm về tư vấn và đăng ký bảo hộ cho nhiều đơn nhãn hiệu trong thời gian qua, Citi & Partners đưa ra một số tiêu chí để xác định tính “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu như sau:

  • Trùng về dấu hiệu – tương tự sản phẩm, dịch vụ: nhãn hiệu có dấu hiệu cấu tạo, hình thức thể hiện, cách phát âm, màu sắc, nghĩa tiếng Việt và ý nghĩa trùng với những dấu hiệu của sản phẩm dịch vụ của nhãn hiệu khác.

Ví dụ: Nước mắm Thảo Linh với Nước tương Thảo Linh –> Trùng về dấu hiệu “Thảo Linh” – Tương tự sản phẩm “nước mắm” với “nước tương”.

  • Tương tự dấu hiệu – trùng sản phẩm, dịch vụ: dấu hiệu có dấu hiệu cấu tạo, cách thức trình bày, phát âm, màu sắc tương tự đến mức người tiêu dùng không dễ dàng phân biệt với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm, dịch vụ khác cùng loại.

Ví dụ: nhãn hiệu sản phẩm “Cosyhome” ngành gối, nệm, và nhãn hiệu sản phẩm “Cosyhan” cũng ngành gói nệm (cùng loại sản phẩm) –> Tương tự về dấu hiệu “Cosyhome” với “Cosyhan” – Trùng sản phẩm: gối, nệm.

Dưới đây là một ví dụ khác về trường hợp tương tự đến mức gây nhầm lẫn của nhãn hiệu:

Hy vọng với ví dụ chi tiết này, các bạn có thể hiểu chi tiết hơn về yếu tố tương tự đến mức gây nhầm lẫn mà Citi & Partners đề cập liên tục ở phần phân tích trên:

tra-cuu-nhan-hieu-tuong-tu
Thông báo Từ chối cấp văn bằng do có yếu tố “tương tự đến mức gây nhầm lẫn”
nhan-hieu-gay-nham-lan
Nhãn hiệu đối chứng 1
nhan-hieu-doi-chung
Nhãn hiệu đối chứng 2
tra-cuu-nhan-hieu
Nhãn hiệu đối chứng 3

Doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng nên quan tâm đến đăng ký Nhãn hiệu liên kết để bảo vệ được quyền và lợi ích tốt nhất của thương hiệu mình. Đó cũng là một nội dung để mở rộng phạm vi xử lý xâm phạm trong tương lai.

Với tư cách là đơn vị tư vấn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Citi & Partners hy vọng có thể kết nối và hỗ trợ cho Doanh nghiệp Việt xây dựng được thương hiệu hiệu quả nhất. Và hơn hết, chúng tôi luôn có chương trình TRA CỨU NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ để tư vấn và đưa ra Giải pháp phù hợp nhất đối với từng trường hợp cụ thể!

Citi & Partners